Cụ thể hơn, theo lãnh đạo Cục trẻ em, Tổng đài quốc gia về bảo vệ trẻ em 111 đang tìm kiếm các giải pháp đồng hành và xây dựng AI dần thay thế nhân viên tư vấn của 111 để giải đáp thông tin dưới dạng (chatbox); phân tích dữ liệu, xác định xu hướng bởi hiện nay chúng tôi đã có đầy đủ các dữ liệu đầu vào; hỗ trợ cho những người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp cơ sở (thôn, xã) để AI hỗ trợ họ trong đánh giá nguy cơ trên mạng cũng như trong đời thực để hỗ trợ địa phương xây dựng các kế hoạch hỗ trợ can thiệp, các dịch vụ cần kết nối hay các cá nhân có trách nhiệm.
“AI đồng hành cùng con người, giúp con người trong chăm sóc và điều trị sức khoẻ tâm thần cho trẻ em. Đây là khía cạnh có nhu cầu rất lớn, rõ rệt nhất là trong đại dịch Covid-19 vừa qua”,ông Nam nói.
Tuy nhiên, ông Đặng Hoa Nam cũng khuyến nghị, cho dù các sản phẩm công nghệ như thế nào để hỗ trợ trẻ em trên mạng thì sản phẩm đó phải đồng hành, đồng thuận và thân thiện với trẻ em. “Chúng tôi khuyến khích các sản phẩm có sự tham gia của trẻ em, cha mẹ thông qua chia sẻ thông tin, khuyến cáo, thông báo với các xâm hại của trẻ em trên mạng. Làm sao để trẻ có được hệ miễn dịch số cho trẻ khi tham gia trên môi trường, sau đó dần dần thay thế nguồn nhân lực", ông Nam nói.
Ngoài ra, ông Đặng Hoa Nam cũng cho rằng, cần có giải pháp tạo ra vắc-xin số cho từng nhóm trẻ, cha mẹ để các em sẵn sàng chia sẻ những vấn đề gặp phải khi tham gia môi trường mạng hay về các thông tin trẻ có thể tiếp cận trên mạng. Ông Nam cũng nêu ra thực trạng hiện nay, nhiều trẻ em gặp vấn đề trên mạng nhưng không biết chia sẻ với ai, không có nơi tin cậy để chia sẻ các vấn đề mà mình gặp phải.
Ông Nguyễn Đức Tuân, Giám đốc Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam (VNCERT), Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) cho biết: Việt Nam đang có khoảng 24,7 triệu trẻ em, chiếm gần 25% dân số, trong đó 2/3 trẻ em có thể tiếp cận thiết bị kết nối Internet.
Ông Tuân dẫn số liệu báo cáo của UNICEF cho thấy, 82% trẻ em Việt Nam trong độ tuổi 12-13 tuổi có sử dụng Internet và con số này tăng lên 93% đối với trẻ từ 14-15 tuổi. “Điều này cho thấy mức độ tham gia các hoạt động trên không gian mạng của trẻ em ở Việt Nam là rất lớn, đặc biệt là sau đại dịch Covid vừa qua. Có thể nói chưa bao giờ trẻ em dành nhiều thời gian cho Internet như hiện nay”, ông Tuân nói.
Lãnh đạo VNCERT cũng cho biết việc sử dụng, tham gia các hoạt động trên Internet gia tăng sẽ khiến trẻ em phải đối mặt với nhiều rủi ro như tiếp cận với các nội dung độc hại, bị phát tán thông tin riêng tư, nhạy cảm; bị bắt nạt trực tuyến hoặc rơi vào tình trạng nghiện Internet. Trước tình trạng này, bảo vệ và giúp đỡ trẻ em phát triển lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng là trách nhiệm của toàn xã hội.
Sao Việt ngày 27/10: Diễn viên Cát Phượng vừa nhập viện vì nhiễm trùng đường ruột, hiện tại sức khỏe tạm ổn định, đã về nhà nghỉ ngơi.
=> Xem thêm những hình ảnh làng sao mới nhất trên VietNamNet.
Trên TikTok cũng xuất hiện nhiều video có nội dung xuyên tạc về lịch sử văn hóa Việt Nam, các nội dung sử dụng hình ảnh khiêu gợi, hở hang, đi kèm nội dung hạ thấp con người Việt Nam, bên cạnh đó là những nội dung gây nguy hiểm với trẻ em. Không chỉ vậy, nền tảng này còn dung túng, khuyến khích tạo thuận lợi cho nhiều hoạt động kinh doanh bất hợp pháp.
Gần đây báo chí cũng phản ánh hiện tượng hướng nghiệp nhảm nhí, có những người tự nhận mình là thầy giáo, giáo viên đưa ra những lời khuyên lệch lạc như đừng đọc sách, bằng đại học là vô dụng, từ đó tạo ra thông tin sai lệch.
Theo đánh giá của Bộ TT&TT, TikTok không có biện pháp kiểm soát hiệu quả những nội dung vi phạm liên quan đến chính trị, chống phá Đảng, Nhà nước; tin giả; nội dung nhảm nhí, độc hại, thậm chí là gây nguy hiểm với trẻ em, các hoạt động kinh doanh, buôn bán, quảng cáo hàng giả, hàng nhái, các loại thuốc kích dục, các thực phẩm chức năng không rõ nguồn gốc….
Ông Lê Quang Tự Do cho biết, hệ lụy của những sai phạm trên dẫn tới TikTok đã tạo môi trường thuận lợi cho tin giả phát tán, gây thiệt hại về kinh tế và bất ổn cho xã hội. Bên cạnh đó, nền tảng này đã khuyến khích giới trẻ bắt chước, học theo những trào lưu xấu, phản cảm, làm lệch lạc nhận thức, lối sống của giới trẻ, làm băng hoại giá trị văn hóa của dân tộc.
Trước thực trạng trên, Bộ TT&TT sẽ yêu cầu các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ xuyên biên giới phải có trách nhiệm ngăn chặn, gỡ bỏ nội dung, thông tin vi phạm theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
Trong trường hợp các tổ chức, cá nhân này không thực hiện, cơ quan có thẩm quyền sẽ triển khai các biện pháp kỹ thuật ngăn chặn toàn bộ nội dung, dịch vụ, ứng dụng trên mạng vi phạm pháp luật.
Bộ TT&TT đã phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan nhiều lần tổ chức làm việc, có văn bản kiên quyết yêu cầu TikTok và các nền tảng xuyên biên giới khác như Facebook, Youtube thực hiện việc chủ động ngăn chặn, gỡ bỏ thông tin vi phạm. Bên cạnh đó, Bộ đã phát triển công cụ, kỹ thuật để rà quét, phát hiện và xử lý thông tin vi phạm.
Trong thời gian tới, Bộ TT&TT sẽ triển khai đồng bộ các giải pháp về pháp lý, kinh tế, kỹ thuật, ngoại giao, truyền thông.. để yêu cầu các nền tảng xuyên biên giới phải tuân thủ pháp luật Việt Nam. Bộ TT&TT sẽ có một đoàn kiểm tra liên ngành vào tháng 5/2023 để kiểm tra toàn bộ hoạt động của TikTok tại Việt Nam.